Header Ads

Vì sao động cơ cảm ứng lại quay

Dòng điện đi vào các cuộn dây tạo ra từ trường. Áp dụng quy tắc bàn tay phải cho ta biết chiều đường sức từ, từ đó suy ra chiều cực từ trường startor tạo ra. Điện áp xoay chiều 3 pha là điện áp có độ lớn và chiều thay đổi trên từng pha, có độ lệch pha 120 độ. 

Ví dụ xét tại thời điểm số 1, khi pha màu xanh cực đại và chiều từ ngoài vô trong, ta xác định được cặp cực từ N1 và S tại vị trí màu xanh. Kế tiếp, sau thời gian trễ pha, đến lượt pha màu vàng đạt cực đại và có chiều từ ngoài vô trong, lúc này ta xách định được cặp cực từ N2 và S (màu vàng). Cuối cùng, tương ứng độ trễ 120, ta xác định được cặp cực N3 và S (nâu). Đến lúc này, cực từ quay được 1 vòng.

Cực từ dịch chuyển


Sóng điện áp 3 pha

Như vậy, theo nguyên lý nam châm, người ta tạo ra roto (phần quay của mô tơ) có các cực từ, các cực từ này sẽ tương tác với cực từ của startor làm roto quay. Đó là lý do vì sao mô tơ quay hay động cơ quay.

Vòng quay động cơ = 120 x tần số điện áp/ số cực 
                                              = 60 x tần số điện áp/ số cặp cực
Ví dụ: f=50Hz, số cặp cực = 1 => số vòng quay là 3000 vòng/phút
Tần số tỉ lệ thuận số vòng quay, số cặp cực tỉ lệ nghịch với số vòng quay.
Do đó, để thay đổi tốc độ động cơ, người ta hay sử dụng biến tần để làm tần số đặt vào động cơ thay đổi.

Số cặp cực thì sao? số cặp cực là cố định từ khi sản xuất. Số cặp cực tăng làm tăng momen nhưng tốc độ động cơ bị giảm. Theo đúng định luật bảo toàn năng lượng: lợi về lực, thiệt về đường đi, không lợi về công.

Động cơ đồng bộ là gì:
Động cơ đồng bộ là động cơ có tốc độ quay của roto và tốc độ quay của các cực từ startor bằng nhau. Tức là cực từ stator chuyển vị trí thì cực từ của roto (mang trục mô tơ) cũng dịch chuyển theo. Động cơ rô to nam châm vĩnh cữu.

Động cơ không đồng bộ là gì:
Động cơ không đồng bộ là động cơ có tốc độ thay đổi của cực từ stator và tốc độ thay đổi của cực từ roto không bằng nhau. Có một độ trễ nhất định, gọi là độ trượt, gây ra ở động cơ cảm ứng.

Động cơ bước và động cơ servo: dựa trên nguyên lý tương tác cực từ, người ta thay đổi bố trí các cuộn dây và cực từ để có thể điều khiển được vị trí của roto nhờ vào việc hãm từ. Ví dụ như trên đây, chúng ta chỉ bàn về tương tác làm cho roto quay, và khi ngắt nguồn thì quán tính làm cho rô to tiếp tục quay. Việc điều chỉnh được rô to quay bao nhiêu, và dừng lại tại vị trí nào đó, là những tính năng của động cơ bước, servo.

Quy tắc bàn tay phải:
Đưa bàn tay phải ôm lấy sợi dây dẫn, chiều ngón tay cái theo chiều dòng điện. Khi đó các đầu ngón tay còn lại chỉ chiều đường sức từ.

Đường sức từ hướng từ bắc đến nam, tức đi ra cực bắc, đi vào cực nam. Từ đó ta xác định được cực bắc N và cực nam S.

Quy tắc bàn tay trái:
Đưa lòng bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay theo chiều dòng điện. Khi đó, chiều ngón cái choải ra 90 độ chỉ chiều lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó.

Định luật MAXWELL: xung quanh điện trường biến thiên, sinh ra từ trường biến thiên; xung quanh từ trường biến thiên, sinh ra điện trường xoáy.

Xem bài kế: Drive là gì

Thanks for visiting.
plclinks.com - the links of love and passion - all about automation. 



No comments

Powered by Blogger.